Bản đồ việt nam có hoàng sa và trường sa - #1 Mua bán bản đồ Việt Nam, Thế giới, hành chính, quy hoạch, giao thông khổ lớn

0932.232.292

HotLine

Mr. Khang: 0932.232.292

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn
bandovietnamtreotuong@gmail.com

ĐANG GIẢM GIÁ

Bản đồ việt nam có hoàng sa và trường sa

Trong lịch sử Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ bản đồ việt nam có hoàng sa và trường sa là của Việt Nam.

 

 1. Bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Xa

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới.

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và hòa bình.

 

Xem thêm về cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ

2. Qúa trình phát triển lãnh thổ của Việt Nam

Dưới đây là nội dung về bản đồ đầu tiên của việt nam thông qua từ các triều đại vua chúa đầu tiên  của nước ta.

Công cuộc Nam tiến bắt đầu từ năm 1069 khi nhà Lý buộc Chiêm Thành nhường ba châu, đưa cương vực tiến tới tỉnh Quảng Trị ngày nay.

Tiến sĩ Song Jung Nam lưu ý ngoài chuyện gả Huyền Trân công chúa cho vua Champa để nhận hai châu Ô – Lý, sau đó, thời nhà Trần “không nhận được một tấc đất nào từ Champa”, mà còn “vài lần phải lâm vào thế tự vệ”.

Năm 1402, nhà Hồ đánh Chiêm Thành, mở rộng ra đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Đến khi quân Minh xâm lược và chiếm Việt Nam, khu vực này bị Chiêm Thành lấy lại.

Theo chuyên gia Hàn Quốc, triều Hậu Lê, bắt đầu từ Lê Lợi, là triều đại “có được nhiều lãnh thổ nhất”.

Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn quân chiếm Chiêm Thành, lấy lại bốn châu bị mất trong thời gian quân Minh cai trị.

Qua cuộc viễn chinh này, Việt Nam cũng mở rộng lãnh thổ tới Bình Định ngày nay.

Ngoài lãnh thổ chiếm được, nhà Lê chia Chiêm Thành thành ba khu vực để “có thể dễ dàng hợp nhất vùng này vào bất kỳ lúc nào”.

Đến thời Lý, lãnh thổ chỉ mới kéo đến Quảng Trị: Chiêm Thành, trong thế kỷ 15, còn “ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam.”

“Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia hay Việt Nam – Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan.”

Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh

Việc mở rộng lãnh thổ diễn ra “sôi động, nhanh và rộng nhất là vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh”.

“Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan.”

“Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam – Campuchia hay Thái Lan – Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ”.

Khác với thời kỳ trước, đặc trưng giai đoạn trong thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn đi xuống phía Nam, là “chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ”. Việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia

Tháng Tám năm 1692, chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Chu, chiếm Chiêm Thành và đến năm sau đổi tên thành Thuận Thành, xóa bỏ sự tồn tại của Chiêm Thành với tư cách một quốc gia.

Kể từ lúc đó, Chiêm Thành đã “trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam”.

Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành năm 1697 thể hiện “sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện dư định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới”.

Năm 1621, chúa Nguyễn đã “yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chân Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mũi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ”.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về lich sử – địa lý về việc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Để có thể mua bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa, xin vui lòng liên hệ tại địa chỉ 166 Võ Văn Tần , Phường 8, Quận 3, TPHCM. Hoặc có thể gọi trực tiếp vào

HOTLINE: 0932.232.292.

Website: https://bandovietnamtreotuong.com

Nguồn : https://bandovietnamtreotuong.com/ban-do-viet-nam-co-hoang-sa-va-truong-sa/#qua-trinh-phat-trien