Bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất và là đầu mối giao thông quan trọng của Việt nam. Là TP có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng và hiện đại. Nhìn vào bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy TP có nhiều đường trục liên vùng lớn và nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm. Đồng thời, sân bay duy nhất của thành phố- Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cũng là cảng hàng không lớn nhất cả nước.
1. Xe buýt
Đây là phương tiện công cộng duy nhất của thành phố. Theo thống kê, lượng khách đi xe buýt vào năm 2015 là 334,5 triệu lượt. Đến cuối 2015, TP có 136 tuyến buýt, gồm 2.786 xe được sử dụng
2. Xe khách
Thành phố có 2 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào:
-
- Bến xe Miền Đông
- Bến xe Miền Tây
-
- Vài bến xe phụ trợ ở Quận 8, An Sương và Ngã Tư Ga.
Khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài ra, còn có một tuyến liên vận quốc tế, nối Thành phố với thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia. Tuyến này do các doanh nghiệp của cả hai nước điều hành.
3. Đường sắt
Thành phố đã lập dự án đường sắt đô thị gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 172km. Hiện tại chỉ có tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã khởi công (năm 2008) và đang thi công các hạng mục nhà ga ngầm. Tuyến này dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2018.
Về dịch vụ vận tải hành khách, tàu hỏa từ Ga Sài Gòn đi Hà Nội chạy theo 3 phương thức chính: tàu nhanh chỉ ghé các ga lớn trên lộ trình, tàu chậm ghé hầu hết các ga lớn và nhỏ trên lộ trình, và tàu địa phương kết thúc ở các ga tỉnh.
4. Đường bộ
Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài 4.044 km lớn nhất trong các đô thị ở Việt Nam. Tình hình giao thông tại các khu vực trung tâm và vùng ven nội thành thuộc loại xấu do ùn tắc thường xuyên. Nguyên nhân là tại các khu vực này đô thị phát triển tự phát, không có quy hoạch, đường được xây sau khi đã có dân cư.
5. Đường cao tốc
Có một số tuyến lớn từ cửa ngõ vào nội ô Thành phố mà bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh cung cấp là: Xa lộ Hà Nội – Điện Biên Phủ (phía Đông), Nguyễn Hữu Cảnh, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Kinh Dương Vương – Hồng Bàng, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Quốc lộ 13
Là đầu mối giao thông lớn, Thành phố là nơi khởi điểm của nhiều tuyến quốc lộ huyết mạch, như Quốc lộ, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50. Quốc lộ 1A đi qua địa bàn thành phố theo một tuyến vành đai ở phía Bắc rồi nhập vào Xa lộ Hà Nội ở gần Suối Tiên.
Thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tốc chính– Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đi Mỹ Tho, Tiền Giang) và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (đi Long Thành, Đồng Nai).
>> Mua bản đồ giao thông khổ lớn tại link này để hưởng được những ưu đãi hấp dẫn.
6. Cầu và hầm
Cầu Sài Gòn là tuyến đường chính đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc và là điểm kẹt xe thường xuyên vào giờ tan tầm trên tuyến Xa lộ Hà Nội
Một chiếc cầu mới song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, Cầu Sài Gòn 2, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013. Từ đó đến nay, tình trạng kẹt xe đã cơ bản được giải quyết được phần nào
7. Hầm sông Sài Gòn
Cầu Phú Mỹ ở phía Đông Nam, nối Quận 2 với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7. Đây là cây cầu hiện đại và là biểu tượng của Thành phố. Cầu được khánh thành năm 2009 tạo thành tuyến vành đai giúp giảm tải lượng xe đi qua khu vực nội thành, đặc biệt là xe tải và xe quá tải.
Hầm Thủ Thiêm là hầm dìm vượt sông đầu tiên của Việt Nam có sáu làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn.
8. Cảng biển
Có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước… Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước.
Cảng Bến Nghé với tổng chiều dài cầu cảng 528 m nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến.
Việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông vẫn gặp khó khăn vì hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công
9. Sân bay
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở Quận Tân Bình, cách trung tâm TP HCM 5 km. Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam và là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, với hơn 25 triệu lượt khách đi và đến. Hiện có 43 hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến sân bay này.
Qua đây có thể thấy TP HCM phát triển với hệ thông giao thông đa dạng và hiện đại. Dựa vào bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn đang quan tâm hoặc có nhu cầu với bất kỳ loại bản đồ nào thì hãy liên hệ:
- HotLine: 0932.232.292
- Trụ Sở Chính: 166 Võ Văn Tần, Phường 8, Quận 3, TPHCM.
>> Nguồn bài viết: https://bandovietnamtreotuong.com/
- Mua bản đồ du lịch Đà Lạt ở đâu - 20/11/2018
- Bản đồ xe buýt tphcm (phần 1) từ tuyến số 1 – 59 - 17/11/2018
- Bản đồ xe buýt tphcm (phần 2) từ tuyến số 60-152 - 15/11/2018
- Bản đồ giao thông Yên Bái - 13/11/2018
- Bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh - 10/11/2018