Bản đồ hành chính Gia Lai
Là một mảnh đất màu mỡ và nổi tiếng về nguồn tài nguyên khoáng sản Vàng. Hiện nay Gia Lai đang được rất nhiều nhà đầu tư để ý. Dựa vào bản đồ hành chính Gia Lai dưới đây để khai thác thêm thông tin hữu ích nhé
1. Địa lý bản đồ hành chính Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam. Đây là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc cao nguyên Trung Bộ thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam và được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991, Gia Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum.
Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó:
Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku.
Xem thêm bản đồ mua bản đồ hành chính các tỉnh
Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi.
Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh.
Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 26 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối cao, có lượng mưa lớn. Có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Khí hậu và đất ở Gia Lai thích hợp cho việc trồng và phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai
2. bản đồ Hành chính Gia lai
Trên bản đồ hành chính Gia Lai chú thích tỉnh gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện, trong đó có 22 đơn vị cấp xã gồm 24 phường, 14 thị trấn và 184 xã..
Ở Gia Lai, đô thị phát triển mạnh mẽ. Theo quy hoạch chung, năm 2020 Gia Lai sẽ có 1 thành phố, 3 thị xã và 13 thị trấn, gồm:
– Đô thị loại I
Thành phố Pleiku: 14 phường và 9 xã – đô thị loại I
– Đô thị loại III
Thị xã An Khê: 6 phường và 5 xã – đô thị loại III
– Đô thị loại IV
Thị xã Ayun Pa: 4 phường và 4 xã – đô thị loại IV
Thị xã Chư Sê: 4 phường và 7 xã – đô thị loại IV
– Đô thị loại V
Thị trấn Phú Hòa (Chư Păh)
Thị trấn Ia Ly (Chư Păh)
Thị trấn Chư Prông (Chư Prông)
Thị trấn Nhơn Hòa (Chư Pưh)
Thị trấn Đắk Đoa (Đăk Đoa)
Thị trấn Đak Pơ (Đak Pơ)
Thị trấn Chư Ty (Đức Cơ)
Thị trấn Ia Kha (Ia Grai)
Thị trấn K’Bang (K’Bang)
Thị trấn Kông Chro (Kông Chro)
Thị trấn Phú Túc (Krông Pa)
Thị trấn Kon Dơng (Mang Yang)
Thị trấn Phú Thiện (Phú Thiện)
Còn 1 huyện duy nhất không có đô thị trực thuộc là Ia Pa gồm 9 xã
3. Dân số Gia Lai
Tính đến năm 2011, tổng dân sô Gia Lai khoảng 1.322.000 người, mật độ dân số đạt 85 người/km².
Toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó chiếm nhiều nhất với 713.403 người là dân tộc kinh, khoảng 372.302 người là người Gia Rai, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, người Mường có 6.133 người, người thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người, cùng các dân tộc ít người khác như Người Mông, người Hoa, người Ê Đê…
4. Kinh tế Gia Lai
Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85 công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011:
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8% so với cùng kỳ, trong đó
Nông nghiệp tăng 3%,
Lâm nghiệp tăng 5,7%
Thủy sản tăng 5,8%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5%.
Đáng chú ý một số ngành công nghiệp có mức tăng cao là đóng và sửa chữa tàu, chế biến bảo quản rau quả, sản xuất sản phẩm bơ sữa…Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 6 tháng chỉ tăng 3,6%, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của năm ngoái. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng 26%. Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất giấy và bao bì 130%, sản xuất xe có động cơ 116,7%, chế biến và bảo quản rau quả 113,3%…
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực bản đồ, Công ty Thiên n đã chia sẻ với các bạn một số thông tin hữu ích về Gia Lai. Nếu bạn đang muốn tìm mua cho mình bản đồ hành chính Gia Lai thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0966.161.167.
Truy cập website: bandovietnamtreotuong.com để biết thêm chi tiết.
- Mua bản đồ du lịch Đà Lạt ở đâu - 20/11/2018
- Bản đồ xe buýt tphcm (phần 1) từ tuyến số 1 – 59 - 17/11/2018
- Bản đồ xe buýt tphcm (phần 2) từ tuyến số 60-152 - 15/11/2018
- Bản đồ giao thông Yên Bái - 13/11/2018
- Bản đồ giao thông thành phố Hồ Chí Minh - 10/11/2018